UNESCO의 인정을 받은 베트남 무형문화유산 12가지
12 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được Unesco công nhận UNESCO의 인정을 받은 베트남 무형문화유산 12가지
Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến trải qua hàng nghìn năm lịch sử thăng trầm. Đất nước Việt Nam là tụ họp của 54 dân tộc anh em trên 3 miền Bắc Trung Nam sẽ không tránh được sự khác biệt trong phong tục văn hóa. Cũng chính nhờ đó mà rất nhiều những nét văn hóa độc đáo được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
베트남 민족은 흥망진쇠 역사의 1000년을 걸쳐 있는 문헌을 가지고 있는 민족이다. 베트남은 54개의 민족이 있다. 따라서 문화가 다양하고 풍부하다. 민족이나 지역별 습관. 풍속. 관례에 대한 차이가 있다.그래서 UNESCO에 의해 세계무형문화유산으로 인정을 받은 독특한 문화가 있다.
1. Nhã nhạc cung đình Huế 후에궁전아악
Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến ở Việt Nam thường được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại như lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần...vv
아악은 베트남 봉건시대의 궁전 음악이고 왕의 대관식, 사신 접대 등 중요한 행사,체례, 축제 시 시연된 것이다.
Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
2003년, 후에궁전아악은 UNESCO에 의해 인류의 구전무형유산으로 인정을 받았다. UNESCO의 평가에 따라 베트남의 전통적인 음악 중에 아악은 국가적 장르의 음악이다. 아악은 13시게부터 발전되었고 응원 왕조 시대까지 후에궁전아악이 강하게 발전하고 완벽한 레벨을 도달했다.
2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Tay Nguyen 징문화공간
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó… Trong quan niệm của người dân nơi này, cồng chiêng là cầu nối giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần.
징은 Tay Nguyen 사람들의 생활과 밀접하게 매어 있는 것이다. Tay Nguyen 공동의 중요한 행사에 없는 수 없는 것이다. Tay Nguyen 징문화공간은 징, 징으로 만들게 된 악곡, 징잡이, 징을 사용하는 축제, 그 축제를 개최는 장소를 포함한다. 여기 사람의 관념에 따르면 징이 사람과 신과 초자연의 세계 가교를 역할을 맡은 것이다. 징 하나는 신 한 분이다.
Tháng 11/ 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
2005년 11월 Tay Nguyen 징문화공간은 공식적으로 UNESCO에 의해 무형문화유산으로 인정을 받았다.
3. Dân ca quan họ Bắc Ninh 박닌 민요
Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên, hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao dân ca quan họ về nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, ngôn từ, trang phục và tập quán xã hội.
“관호”는 Bac Ninh 성의 민요와 창극이다.이런 민요는 남녀사이에 정감을 나누고 한 명이 한 구절을 불러서 한 명이 대답 구절을 부르는 형식이다. 노래의 가사는 단순하지만 감정이 많다. 2009년 9월 박닌 민요는 공식적으로 UNESCO에 의해 무형문화유산으로 인정을 받았다. UNESCO의 전문가들이 공연예술, 기술, 문화행위양식, 언어, 의복, 사회적 관례에 대해 민요를 평가하였다.
4. Ca trù
Ca trù phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Nó có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt.
‘Ca tru” (한국의 판소리) 20세기초까지 베트남에 문화 생활에 보편적으로 사용된 노래다. ‘Ca tru’는 마을의 집, 신사당, 생업 선조 예배당, 관공서에서 출연된다. 베트남의 전통적인 음악에 ‘Ca Tru’가 중요한 위치를 잡고 베트남 사람의 축제, 풍속, 신앙, 사상,철학윤리와 매어 있다.
Tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
2009년 10월 ‘Ca tru’는 UNESCO에 의해 인류의 긴급하게 보호된 세계 무형유산으로 인정을 받았다.
5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Phu Dong사당과 Soc사당에 Giong 축제
Hội Gióng gắn với truyền thuyết thánh Gióng trong lịch sử Việt Nam có công dẹp giặc ngoại xâm. Để tưởng nhớ công ơn của thánh Gióng, người dân đã lập đền thờ và mở hội hàng năm. Tháng 11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giong축제는 외적을 쫓아내는 공적이 있는 분인 Thanh Giong 절설과 매어 있다. Thanh Giong 의 은공을 기리기 위해 시민들이 사당을 세우고 연간 축제를 개최한다.2010년 11월 Phu Dong사당과 Soc사당에 Giong 축제는 인류의 무형문화유산으로 인정을 받았다
6. Hát Xoan ‘Hat xoan ‘ (Phu Tho성 의 민간 노래)
Hát Xoan bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân tỉnh Phú Thọ.
‘Hat Xoan’은 훙왕을 숭배하는 노래를 부르는 형식이다. Phu Tho 시민들의 독특한 문화 생활 중에 하나다.
Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau. Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ). Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng). Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…).
‘Hat Xoan’는 다음과 같은 각 단계로 출연된다. 훙왕, 신, 공적이 있는 분 , 조상을 숭배하기 위한 노래를 부른다. 자연 , 사람, 생산 생활 찬탄을 위한 의식을 행하는 노래를 부른다 희망 , 원망, 남녀 사랑을 표현하기 위해 축제적 노래를 부른다. (형식은 마을 현지인과 ‘Hat xoan’ 전문 가수 사이에 한 구절을 부르고 대답 구절을 부르는 것이다)
Tháng 11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
2011년 11월 ‘hat xoan’은 인류의 긴급하게 보호된 무형문화유산으로 인정을 받았다
7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 훙왕을 숭배하는 신앙
Theo truyền thuyết Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ u Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
절설에 따라 훟왕은 Lac Long Quan (롱)과 Au Co (선녀) 의 아들이다. 고대 Van Lang 국가를 세운 공적이 있는 분이다. 훙왕 사당 주변에 시민들에게 훙왕이 농업의 선조다. 시민들에게 논갈이 방법, 이앙 방법을 가르치고 , 만물을 위한 생기 , 풍년을 부여하는 분이다.
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ. Tháng 12/2012, tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
훙왕 은공을 기리기 위해 지난 1000년부터 베트남 사람들은 훙왕을 숭배하는 신앙을 생각나고 전래되고 진행해 있다. 2012년 12월 이런 신앙은 인류의 긴급하게 보호된 무형문화유산으로 인정을 받았다
8. Đờn ca tài tử Nam Bộ 남부의 노래 형식
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được cải tiến). Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được biểu diễn sau những giờ lao động trong những không gian đời thường. Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013.
‘Don ca tai tu’는 남부의 특징적인 예술 형식이다. 19세기말부터 형성하고 발전된 것이다. 출연 시 악기는 ‘dan kim ( 악기의 이름으로 몸은 둥글며 2줄로 되어있는 거)’ , ‘dan tranh (16개의 줄로 된 가야금), ‘dan ty ba ( 중국 pipa와 같은 베트남 전통 악기), ‘dan bau ( 외줄로 된 고전 악기), ‘dan co (백로의 모습을 닮은 베트남 전통 악기), 플루트, ’song loan’, 서양의 악기 (기타& 바오린)를 포함한다. 축제 뿐만 아니라 노동 후 생활에 출연되는 형식이다. 2013년 12월 인류의 긴급하게 보호된 무형문화유산으로 인정을 받았다
9. Dân ca Ví, Giặm Nghe Tinh (Nghe An성, Ha Tinh 성) 의 민요
Dân ca Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm được cộng động 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sáng tạo và lưu truyền từ lâu đời nay. Ví giặm gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt của người dân miền Trung xứ Nghệ. Nội dung những câu Ví giặm thường miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa.
‘’ Vi giam’은 Nghe Tinh (Nghe An성, Ha Tinh 성) 의 민요다. 야상곡이 없는 민요 형식이다. 이런 형식은 생활과 매어 있다.가사는 생활 묘사, 사회적 관례, 국가 고향 사랑, 남녀 사랑 등 반영하는 편이다.
Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã. Tháng 11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
노래는 부모 존경, 부부 충실과 의정, 좋은 전통 가치와 습관 보존에 대한 깊은 교육적 사상을 가지고 있다. 2014년 11월 인류의 긴급하게 보호된 무형문화유산으로 인정을 받았다
10. Nghi lễ và trò chơi kéo co 의식 및 줄다리기 놀이
Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.
의식 및 줄다리기 놀이는 동아 지역에 각 국가에 벼농사 문화에 널리 행하게 된 것이다. 의식의 의미는 풍년을 빌거나 농사를 짓는 데에 노력의 성공인지 실패인지 관련 예견한다.
Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2015.
베트남, 캄보디아, 한국, 필리핀 의식 및 줄다리기 놀이 2015년 12월 UNESCO에 의해 인류의 무형문화유산으로 인정을 받았다
11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ 담부모를 숭배하는 신앙
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… Điều đó thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.
베트남 사람의 담부모를 숭배하는 신앙은 현지인의 종교와 도교, 불교 등 유입된 종교의 결합이다. 담부 신전에 성모, 신들은 경 민족 뿐만 아니라 므엉, 떼이, 눙, 따오 등 소수의 민족으로부터 출신한다. 그것은 베트남의 각 민족 간에 문화 교류, 평등 관계, 단결 관계를 표현한다.
Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Ngày 1/12/ 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
이런 신앙은 건강,제복, 행운에 대한 사람의 실 생활에 향하는 것이다. 2016년 12월 1일에 UNESCO에 의해 인류의 무형문화유산으로 인정을 받았다
12. Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ 중부 바이 차이 예술 ( 바이 차이: 중남부의 놀이의 하나)
Hội hô Bài Chòi là trò diễn xướng dân gian đầy sáng tạo của cư dân ven biển miền Trung. Những năm gần đây, khắp nơi trên các vùng Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, cứ đến ngày lễ Tết, người dân lại nô nức đi chơi Bài Chòi. Thậm chí loại hình này còn được khai thác để phục vụ du lịch.
바이 차이는 중부연해지역의 시민의 민간의 공연과 놀이 하나다.근년 Quang Nam, Binh Dinh, Phu Yen 성에 설날 시 시민들은 바이 차이 놀이를 즐겁게 한다. 이 놀이는 여행 발전을 위한 사용된다.
Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, hát Bài Chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người... thông qua những câu hô hát. Ngày 7/12/2017, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
바이 차이는 문화, 예술 가치 외에 인문성, 고향 사랑, 국가 사랑에 대한 교육성을 짙다. 2017년 12월 7일에 UNESCO에 의해 인류의 무형문화유산으로 인정을 받았다
Comments